Chia sẻ ngay

Wonder weeks là gì? Các tuần khủng hoảng của bé xảy ra khi nào?

Việc hiểu rõ thông tin về các tuần khủng hoảng của bé khi bước vào khoảng thời gian wonder week sẽ giúp ba mẹ thấu hiểu bé cũng như giúp quá trình nuôi dạy bé trở nên nhẹ nhàng và “dễ thở” hơn.

Wonder week - tuần khủng hoảng của bé là gì?

Trong thời gian tuần khủng hoảng tâm sinh lý của bé thường nhạy cảm hơn

Trong thời gian tuần khủng hoảng tâm sinh lý của bé thường nhạy cảm hơn

Wonder week của trẻ là một thuật ngữ mọi người thường dùng để mô tả các giai đoạn phát triển mạnh mẽ của trẻ sơ sinh, hay thường được gọi với cái tên là các tuần khủng hoảng của bé.
Tuần khủng hoảng của trẻ là giai đoạn mà bé yêu xuất hiện những bước nhảy vọt vượt bậc về kỹ năng, trí tuệ. Tuần wonder week thường sẽ diễn ra trong vòng 2 năm đầu đời của bé. Đây là giai đoạn mà bé có nhiều sự thay đổi về cả thể chất lẫn tinh thần, là sự khởi đầu để bé học hỏi kỹ năng, chuẩn bị cho các giai đoạn phát triển sau này.
Trong giai đoạn các tuần wonder week, bé thường sẽ có những biểu hiện vô cùng khó chịu, hay còn được mọi người gọi nôm na là thời điểm giông bão (stormy days). Cụ thể dấu hiệu thường gặp của trẻ trong những ngày giông bão này là gì?

Dấu hiệu thường gặp của trẻ trong các tuần khủng hoảng wonder week

Bé thường có xu hướng đòi mẹ bế nhiều hơn vào wonder weeks

Bé thường có xu hướng đòi mẹ bế nhiều hơn vào wonder weeks

Các chuyên gia thường tóm gọn các tuần khủng hoảng của trẻ qua các giai đoạn bằng từ khóa “3C” có ý nghĩa như sau:

  • Clingy (bám mẹ hoặc bám người thường xuyên chăm sóc bé)
  • Crankiness (gắt gỏng, bực bội)
  • Crying (khóc quấy)

Khi trong các tuần wonder week, bé thường có một số biểu hiện cụ thể như sau:

  • Quấy khóc cả ngày.
  • Chán ăn, ăn ít thậm chí là bỏ ăn.
  • Khóc không rõ lý do, đang ngủ bình thường bỗng dậy khóc, không có cách nào có thể dỗ được.
  • Bám mẹ nhiều hơn so với bình thường, đòi bế cả ngày.
  • Trở nên nhạy cảm hơn với người lạ.
  • Cảm xúc thay đổi nhanh chóng, đang vui có thể khóc ngay lập tức.
  • Mút tay nhiều hơn.
  • Thích chơi một món đồ quen thuộc nhiều hơn.

Các biểu hiện này của bé thường sẽ kết thúc khi mà bé cảm thấy mình đã học xong một hoặc nhiều kỹ năng mới. Thời điểm tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh thường sẽ rơi vào những lúc bé học lẫy, học ngồi, học bò, học đứng, học đi, học nói,...

Các tuần khủng hoảng wonder week của bé

Các tuần khủng hoảng của trẻ sẽ khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: di truyền, giới tính, môi trường,...

Nhưng hầu như các tuần wonder week của trẻ sẽ được dự đoán cụ thể như sau:

  • 5 tuần
  • 8 tuần
  • 12 tuần
  • 17 tuần
  • 26 tuần
  • 36 tuần
  • 44 tuần
  • 53 tuần

Mẹ nên làm gì trong các tuần khủng hoảng của bé?

Trong thời gian các tuần khủng hoảng này, tâm trạng của bé thường sẽ trở nên nhạy cảm hơn so với bình thường. Đôi khi sẽ khiến các bậc cha mẹ cảm thấy bất lực, mệt mỏi, căng thẳng hơn.
Tuy nhiên, bố mẹ cần phải hiểu rằng đây chỉ là một trạng thái hoàn toàn bình thường của bé trong hành trình phát triển của con, cụ thể hơn là con đang cảm thấy sự thiếu an toàn trong quá trình thay đổi nhận thức về thế giới mới của chính mình.
Vì vậy, bố mẹ nên chú ý dành thời gian cho bé nhiều hơn như ôm ấp, trò chuyện và trấn an con để con cảm thấy an toàn hơn trong thời gian các tuần khủng hoảng này.
Bên cạnh đó, ba mẹ có thể tham khảo một số tips dưới đây để tuần khủng hoảng của trẻ được diễn ra một cách nhẹ nhàng hơn:

  • Chuyển nếp sinh hoạt mới cho con ví dụ như giãn cữ, tăng kích cỡ núm bình, kéo dài thời gian thức ban ngày, cắt đi 1 giấc ngày đối với trường hợp bố mẹ áp dụng EASY.
  • Cho bé đi ngủ sớm hơn vào ban đêm nếu bé ngủ quá ít vào ban ngày.
  • Không cần ép bé ăn, hãy đợi đến khi bé thực sự muốn ăn.
  • Cố gắng giữ sự bình tĩnh với bé và quan tâm đến bé nhiều hơn thay vì khó chịu, quát mắng con.
  • Có thể cho bé ra ngoài chơi, hoặc tham gia các hoạt động mà bé thích để con quên đi sự khó chịu.
  • Ngoài ra, trong giai đoạn này bố mẹ cũng cần lưu ý hơn về chế độ ăn uống, ngủ nghỉ để bé cảm thấy thoải mái, và dễ chịu hơn.

Khi đã thực sự hiểu về tuần khủng hoảng của bé thì bố mẹ sẽ thấy đây không quá đáng sợ như mọi người vẫn nghĩ, thay vào đó là hiểu cho tâm trạng của bé hơn. Hy vọng qua chia sẻ trên sẽ giúp bố mẹ có cách nhìn nhận chính xác về tuần khủng hoảng và có cho mình những cách xử lý để cả bố mẹ và bé đều có thể vượt qua giai đoạn này một cách vui vẻ.

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Hoạt động giúp trẻ 6 tháng tuổi phát triển toàn diện

Bố mẹ có thể làm gì để giúp trẻ tiếp tục phát triển toàn diện giai đoạn 6 tháng tuổi?

Trẻ mấy tháng biết lật và những điều cần lưu ý

Mẹ có thắc mắc vì sao trẻ thường bắt đầu lật từ nằm ngửa sang nằm sấp chứ không theo chiều ngược lại?

Hoạt động giúp trẻ 5 tháng tuổi phát triển toàn diện

Lên 5 tháng tuổi, con bạn gần như có thể tự ngồi một mình. Bạn nên dùng vài tấm đệm hoặc gối để chêm cho con. Có rất nhiều hoạt động vui nhộn để giúp trẻ tập ngồi trong giai đoạn này.

Cách cho trẻ bú không bị đầy hơi chướng bụng

Đầy hơi là hiện tường thường thấy ở trẻ trong những năm đầu đời. Cùng tham khảo lời khuyên từ chuyên gia.

Enfagrow AII Neuro Pro 4 (Enfa A2 số 4) cho trẻ từ 3 - 6 tuổi

Chọn Enfa AII Neuro Pro để bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh

(Enfa A2 số 4) cho trẻ từ 3 - 6 tuổi

Sản phẩm giúp bé khỏe bụng, sáng trí với đạm quý A2 giúp tiêu hóa tốt, hấp thu dinh dưỡng dễ dàng, đồng thời sản phẩm bổ sung DHA & MFGM giúp phát triển trí não.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!