Chia sẻ ngay

Tìm hiểu các giai đoạn phát triển của trẻ trong năm đầu tiên

Sự phát triển của trẻ sơ sinh trong những năm tháng đầu đời chính là nền tảng phát triển của trẻ sau này. Trong năm đầu tiên, trẻ sẽ làm quen với môi trường mới và được tiếp xúc với mọi thứ xung quanh. Hiểu rõ các giai đoạn phát triển của trẻ sẽ giúp mẹ theo dõi sự phát triển của trẻ tốt hơn.

Sự phát triển của bé từ 1 - 3 tháng tuổi

Cơ thể và não bộ của trẻ sẽ tập làm quen với thế giới bên ngoài trong 3 tháng đầu tiên:

  • Sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi: Trẻ có thể nhận ra giọng nói của bạn và tập trung vào các vật cách xa 20 đến 35 cm. Thời gian này, cử động của trẻ vẫn còn cứng nhưng đã biết chuyển đổi tư thế. Vì vậy, mẹ nên di chuyển qua lại từ từ khi cho trẻ bú để giúp trẻ xây dựng cơ mắt và kỹ năng theo dõi.
  • Sự phát triển của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi: Các chuyển động của trẻ trở nên mượt mà, có mục đích hơn và trẻ bắt đầu biết mỉm cười. Khoảng thời gian này, em bé đang bắt đầu hiểu và phát triển các giác quan nghe - nhìn. Đồng thời, cơ cổ của trẻ cũng trở nên khỏe hơn, mẹ có thể cho trẻ nằm sấp để luyện cơ cổ.
  • Sự phát triển của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi: Trẻ bị thú hút bởi các âm thanh khác nhau và bắt đầu nhận diện được bố mẹ. Lúc này trẻ cũng sẵn sàng trau dồi các kỹ năng xã hội, tập nắm, chạm vào những đồ vật trong tầm mắt.

Trẻ đã có thể nâng đầu khoảng 45 độ từ tháng thứ 2

Trẻ đã có thể nâng đầu khoảng 45 độ từ tháng thứ 2

Sự phát triển của bé từ 4 - 6 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, trẻ sẽ cầm nắm các đồ xung quanh chặt hơn, bập bẹ nói chuyện và cười rõ nét hơn. Cụ thể, sự phát triển của trẻ trong những tháng này như sau:

  • Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi: Trẻ bắt đầu cười khúc khích hoặc cười theo từng chuỗi dài. Giai đoạn này trẻ tiếp tục phát triển kỹ năng cầm nắm và quan sát. Những đồ chơi lủng lẳng đầy màu sắc là sự lựa chọn hợp lý để thu hút trẻ và giúp trẻ phát triển các kỹ năng này.
  • Sự phát triển của trẻ 5 tháng tuổi: Các nhóm cơ của trẻ bắt đầu chắc khỏe hơn, thị lực sắc nét hơn và kỹ năng nhận biết chiều sâu được cải thiện. Đây cũng là giai đoạn trẻ biết thể hiện những cảm xúc khác nhau và nhận biết rõ hơn về ba mẹ cũng như bản thân mình.
  • Sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi: Trẻ có thể di chuyển quanh sàn và quay hướng để có được một góc nhìn mới. Lúc này, trẻ sẽ hay đưa mọi thứ vào miệng nên mẹ hãy chú ý các đồ vật xung quanh trẻ nhé. Từ tháng thứ 6, trẻ đã biết lưu giữ những ký ức, nhận ra tên, những từ cơ bản và những âm thanh quen thuộc.

Giai đoạn này trẻ thích cầm nắm những đồ đầy màu sắc

Giai đoạn này trẻ thích cầm nắm những đồ đầy màu sắc

Giai đoạn phát triển của trẻ từ 7 - 9 tháng tuổi

Trong các giai đoạn phát triển của trẻ, đây là giai đoạn trẻ bắt đầu hoạt động nhiều hơn. Trẻ sẽ tập ăn dặm, bò, trườn và ngồi,...

  • Sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi: Đây là thời gian đầu tập ăn dặm của trẻ, mẹ hãy chuẩn bị thức ăn mềm cho trẻ nhé. Bên cạnh đó, tùy vào tốc độ phát triển của trẻ mà việc tập ngồi, bò diễn ra vào những thời điểm khác nhau. Ở tháng thứ 7, một số trẻ có thể ngồi vững hơn nhưng cần được bạn giúp đỡ. Trẻ cũng bắt đầu sử dụng tay theo những cách phức tạp hơn: vỗ tay, bắt chước lau khay thức ăn,...
  • Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi: Trẻ vẫn đang học cách điều khiển ngón cái và ngón trỏ để nhặt và giữ đồ vật. Vì vậy, mẹ hãy hết sức cảnh giác và tránh xa những ngón tay tò mò của trẻ khỏi những đồ vật nguy hiểm.
  • Sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi: Trẻ đã phát triển nhiều hơn về khả năng phối hợp sức mạnh ở chân và bàn chân, và có thể đứng được. Trẻ có thể hiểu những từ thông dụng vì vậy hãy bổ sung kiến thức của trẻ bằng cách đọc thật nhiều sách cho trẻ để kích thích trí não trẻ phát triển.

Trẻ bắt đầu tập đứng và đi trong giai đoạn này

Trẻ bắt đầu tập đứng và đi trong giai đoạn này

Giai đoạn phát triển của bé từ 10 - 12 tháng tuổi

Đây là khoảng thời gian mẹ có thể nhận thấy sự phát triển của trẻ một cách rõ rệt nhất:

  • Sự phát triển của trẻ 10 tháng tuổi: Khả năng di chuyển của trẻ trong thời gian này là vô hạn. Trẻ sẽ để lại “dấu vết” ở mỗi nơi trẻ đi qua: kéo sách ra khỏi kệ, mang đồ chơi rải khắp nhà,... Trong các giai đoạn phát triển của trẻ, đây cũng là lúc trẻ cũng bắt chước mẹ nhiều hơn, vậy nên hãy làm một “tấm gương sáng” cho trẻ nhé.
  • Sự phát triển của trẻ 11 tháng tuổi: Trẻ không ngừng khám phá những cách di chuyển mới và nhanh hơn. Mẹ có thể chơi các trò vận động nhẹ nhàng để trẻ luyện tập chân, trẻ sẽ càng mạnh mẽ và phối hợp tốt hơn. Trẻ cũng thích được nghe kể chuyện và thích được khám nhiều thứ xung quanh mình hơn.
  • Sự phát triển của trẻ 12 tháng tuổi: Đến nay, trẻ đã thích tự ăn. Mẹ có thể cho trẻ tự cầm thìa ăn để giúp trẻ thành thạo kỹ năng vận động tinh. Lúc này, tính cách của trẻ cũng được thể hiện rõ hơn. Nếu bé vẫn đang còn tập, mẹ hãy nắm tay và tập cùng con nhé!

Mỗi trẻ sẽ có một cách phát triển chung và riêng biệt, nên nếu trẻ không phát triển theo chính xác như ở trên, mẹ cũng đừng lo lắng quá nhé. Tuy nhiên, mẹ hãy nắm rõ các giai đoạn phát triển của trẻ để theo dõi và chăm sóc trẻ tốt hơn.

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Trẻ mấy tháng tuổi biết nhận ra bố mẹ?

Các dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh bắt đầu nhận ra bố mẹ.

Sự phát triển của trẻ 1 tháng tuổi

Mẹ có biết làm cách nào để nhận biết nụ cười đầu đời của trẻ?

Phát triển 5 giác quan của bé trong 6 tháng đầu đời

Mẹ có biết các giác quan của bé đã bắt đầu được hình thành từ khi bé còn ở trong bụng mẹ.

Sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi

Trong giai đoạn 3 tháng này, sự phát triển của trẻ đều giúp trẻ hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh.

Enfagrow AII Neuro Pro 4 (Enfa A2 số 4) cho trẻ từ 3 - 6 tuổi

Chọn Enfa AII Neuro Pro để bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh

(Enfa A2 số 4) cho trẻ từ 3 - 6 tuổi

Sản phẩm giúp bé khỏe bụng, sáng trí với đạm quý A2 giúp tiêu hóa tốt, hấp thu dinh dưỡng dễ dàng, đồng thời sản phẩm bổ sung DHA & MFGM giúp phát triển trí não.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!