Chia sẻ ngay

Theo dõi màu và hình dạng phân của trẻ sơ sinh

Theo dõi thói quen đi ngoài của bé là vấn đề quan trọng mà bố mẹ nên quan tâm. Theo dõi tình trạng phân của trẻ là một trong số những phương pháp hiệu quả để đánh giá tình trạng hoạt động về hệ tiêu hóa của trẻ. Trẻ nhỏ rất khác với người lớn, phân thường đa dạng về màu sắc, hình dạng và tần suất, điều đó khiến nhiều mẹ trở nên hoang mang không biết liệu con mình đang khỏe mạnh hay có vấn đề với hệ tiêu hóa?

Để giải đáp thắc mắc, dưới đây là những câu trả lời cho những câu hỏi thường gặp nhất về vấn đề đi ngoài của trẻ, đồng thời cũng là cách giúp cho cả bố mẹ và trẻ đều cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn trong các tình huống.

Táo bón là gì?

Theo Viện Sức Khỏe Quốc Gia Hoa Kỳ, táo bón là tình trạng phân kẹt lâu ở ruột già. Ruột già hấp thụ quá nhiều nước trong phân khiến nó trở nên cứng và khô, gây khó khăn cho các cơ trong việc đào thải ra ngoài.

Làm sao để tôi biết trẻ sơ sinh đang bị táo bón?

Điều đầu tiên, mẹ cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa phân của trẻ em và người lớn. Vì đôi khi, có nhiều hiện tượng đối với người lớn là vấn đề, nhưng với trẻ em thì lại là điều hoàn toàn bình thường. Ví dụ như trẻ sơ sinh thường có cơ bụng rất yếu, vì vậy khi đi ngoài, bé sẽ tốn nhiều sức để đẩy phân ra ngoài dẫn đến tình trạng căng thẳng, thậm chí nhiều bé còn khóc và mặt chuyển đỏ. Việc đi ngoài thường là hành động cần nhiều nỗ lực với trẻ, đặc biệt là khi các bé phải đi ngoài trong tình trạng nằm ngửa hoặc ngồi trên sàn.

Để biết liệu bé yêu có đang bị táo bón hay không, bố mẹ hãy tự mình trả lời những câu hỏi dưới:

  • Trẻ có quấy khóc dữ dội không?
  • Trẻ có nôn trớ nhiều hơn mọi khi không?
  • Trẻ có đi ngoài nhiều hoặc ít hơn thường ngày không?
  • Phân của trẻ có cứng hay lẫn máu không?
  • Có phải trẻ rặn hơn 10 phút nhưng vẫn không đi ngoài được?

Nếu trẻ có những triệu chứng này, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của chuyên viên y tế. Mặc dù không phải vấn đề nghiêm trọng nhưng có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến táo bón, để chắc chắn, bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra.

Xem thêm: Giúp mẹ giải đáp thắc mắc: “Khi trẻ bị táo bón phải làm sao?”

Tần suất đi ngoài của trẻ sơ sinh bao nhiêu lần là bình thường?

Trẻ đi ngoài bao nhiêu lần là bình thường?

Tùy vào cơ địa mà mỗi đứa trẻ sẽ có thói quen đi ngoài khác nhau. Có trẻ đi nhiều lần trong ngày, ngược lại, cũng có trẻ vài ngày mới đi, thậm chí là rất ít. Ngoài ra, trẻ bú mẹ thường đi ngoài nhiều hơn trẻ dùng sữa bột. Nói tóm lại, thói quen đi ngoài của trẻ sẽ dần thay đổi khi trẻ lớn dần, vì khi đó hệ tiêu hóa đã phát triển hoàn thiện và chế độ ăn thay đổi theo.

Trẻ sơ sinh đi ngoài ít có phải là do táo bón?

Thực ra, con của bạn có bị táo bón hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác chứ không chỉ là số lần bé đi ngoài. Có bé không đi ngoài trong vài ngày nhưng không phải do bị táo bón, ngược lại, có bé đi ngoài rất đều đặn, nhưng gặp khó khăn trong việc thải phân ra ngoài. Bố mẹ có thể không đế ý trẻ bị táo bón khi đi ngoài lắt nhắt trong ngày trong khi phân đang hình thành nhiều trong ruột già. Vì vậy, để tránh nhầm lẫn, bố mẹ nên để ý tới tình trạng của phân như màu sắc, hình dạng, kích thước cũng như cách bé đi ngoài.

Theo dõi cấu trúc và hình dạng phân của trẻ

Hình dạng của phân của trẻ như thế nào là bình thường?

Tùy vào hệ tiêu hóa và chế độ dinh dưỡng trong mỗi thời kỳ mà hình dạng phân sẽ khác nhau, vì vậy không thể xác định hình dạng thế nào là hình dạng “bình thường” của phân. Thông thường, trẻ dùng sữa bột có phân xốp, mềm, trong khi trẻ bú mẹ hay dùng sữa bột có chứa prebiotics có phân nhỏ, rời rạc, còn khi bé bắt đầu ăn dặm, phân của trẻ có hình dạng đa dạng, tùy thuộc vào bé đã tiêu hóa những gì.

Xem thêm: Cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Phân cứng chứng tỏ trẻ bị táo bón. Đúng hay sai?

Phân cứng và khô thường là triệu chứng của trẻ bị táo bón.

Trẻ bị tiêu chảy có phân lỏng và rời rạc?

Trẻ đang bú mẹ hay dùng sữa bột có chứa prebiotics thường đi phân nhỏ và rời rạc. Khi trẻ đi ngoài ra phân lỏng trong 24 tiếng, bố mẹ nên đem trẻ đến gặp bác sĩ vì có thể trẻ đang bị tiêu chảy.

Màu sắc phân của trẻ nói lên điều gì?

Phân có màu sắc như thế nào là bình thường?

Phân của trẻ có vô số màu mà được coi là “bình thường”, từ xanh lá cây sáng tới màu vàng hay nâu đen, màu sắc của phân phụ thuộc phần lớn vào chế độ ăn uống của trẻ. Và một khi trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể thấy phân có màu tím sau khi bé ăn trái việt quất, hay màu đỏ sau khi ăn củ dền chẳng hạn.

Mẹ có nên lo lắng khi thấy màu sắc bất thường có trong phân của trẻ?

Chắc chắn là có.

  • Phân có màu đen có thể là do có máu ở phần trên của hệ tiêu hóa.
  • Phân màu đỏ có thể do lẫn máu của phần dưới của hệ tiêu hóa.
  • Phân có màu trắng có nghĩa mật không có trong phân, tình trạng này có thể do gan không sản xuất ra mật hay do có gì đó ngăn không cho mật tiếp xúc với ruột non.

Bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên nhi khoa khi thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào ở trên.

Quan sát trẻ có thoải mái khi đi ngoài?

Mẹ nên làm gì để giúp trẻ đi ngoài thoải mái?

Như đã nói ở trên, ở giai đoạn sơ sinh, khi hệ tiêu hóa và các cơ chưa hoàn chỉnh, cùng với tư thế khi đi ngoài, trẻ sẽ gặp một vài khó khăn trong quá trình đi ngoài. Nhưng điều đó không có nghĩa bố mẹ không có cách để giúp trẻ thoải mái.

Đây là một vài gợi ý mà bố mẹ có thể thử ở nhà:

  • Bài tập vận động
  • Chế độ dinh dưỡng.
  • Các sản phẩm hỗ trợ.

Lưu ý: Trước khi muốn thực hiện bất kỳ phương pháp để giúp bé cảm thấy thoải mái hơn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện nhé!

Bài tập vận động: Mẹ hãy thử đặt khăn ấm lên bụng của bé hoặc di chuyển chân bé như lúc đạp xe đạp, những động tác này sẽ giúp thư giãn các cơ và làm mềm phân. Ngoài ra, một lựa chọn khác cho bố mẹ là hãy kích thích trực tràng của bé, điều này có thể kích thích phản xạ để bé thải phân.

Chế độ dinh dưỡng: phương pháp này bao gồm việc cung cấp thêm chất lỏng vào ruột để làm lỏng phân. Đối với các bé chưa bước vào giai đoạn ăn dặm, bạn có thể sử dụng nước ép hoa quả (nên dùng nước ép mận khô, táo, lê). Phương pháp này sẽ khiến bé phải hấp thụ nhiều đường, vì vậy bố mẹ lưu ý nên chỉ dùng một lượng nhỏ thôi.

Một khi bé bắt đầu ăn dặm, bố mẹ có thể đưa thêm các loại trái cây như táo, lê, nho vào khẩu phần ăn của trẻ, phương pháp này cũng cho kết quả tương tự như trên mà không tăng lượng đường trong khẩu phần ăn của trẻ.

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Hoạt động giúp trẻ 6 tháng tuổi phát triển toàn diện

Bố mẹ có thể làm gì để giúp trẻ tiếp tục phát triển toàn diện giai đoạn 6 tháng tuổi?

Hoạt động giúp trẻ 5 tháng tuổi phát triển toàn diện

Lên 5 tháng tuổi, con bạn gần như có thể tự ngồi một mình. Bạn nên dùng vài tấm đệm hoặc gối để chêm cho con. Có rất nhiều hoạt động vui nhộn để giúp trẻ tập ngồi trong giai đoạn này.

Trẻ mấy tháng biết lật và những điều cần lưu ý

Mẹ có thắc mắc vì sao trẻ thường bắt đầu lật từ nằm ngửa sang nằm sấp chứ không theo chiều ngược lại?

Hoạt động giúp trẻ 4 tháng tuổi phát triển toàn diện

Ngay cả một đứa trẻ 4 tháng tuổi cũng biết chán nếu cứ chơi mãi những món đồ cũ. May thay, có rất nhiều cách để thu hút sự chú ý và giúp trẻ chơi vui mà chẳng cần gì khác ngoài những món đồ chơi sẵn có cùng các vật dụng trong nhà an toàn với trẻ. Bí quyết là bạn hãy hoán đổi những món đồ này.

Enfagrow AII Neuro Pro 4 (Enfa A2 số 4) cho trẻ từ 3 - 6 tuổi

Chọn Enfa AII Neuro Pro để bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh

(Enfa A2 số 4) cho trẻ từ 3 - 6 tuổi

Sản phẩm giúp bé khỏe bụng, sáng trí với đạm quý A2 giúp tiêu hóa tốt, hấp thu dinh dưỡng dễ dàng, đồng thời sản phẩm bổ sung DHA & MFGM giúp phát triển trí não.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!