Chia sẻ ngay

Các cách chữa trẻ sơ sinh bị nấc cụt hiệu quả

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt là hiện tượng sinh lý thường xảy ra, không gây hại đến sức khỏe nhưng lại gây bức bối, khó chịu cho trẻ. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách trị nấc để bé thoải mái hơn nhé!

1. Các nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt

Nấc cụt (còn gọi là nấc) được tạo ra do sự co thắt không tự chủ của cơ hoành và cơ liên sườn. Các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nấc cụt bao gồm:

  • Trẻ nuốt nhiều không khí khi bú bình. Khi có nhiều không khí vào dạ dày và vượt ngưỡng chịu đựng của dạ dày thì có thể kích thích cơ hoành, khiến cơ hoành co thắt và tạo tiếng nấc.

Bú bình không đúng cách có thể khiến trẻ sơ sinh bị nấc

Bú bình không đúng cách có thể khiến trẻ sơ sinh bị nấc

  • Trào ngược dạ dày: trẻ sơ sinh bị nấc có thể là do axit trong dạ dày đi ngược vào thực quản. Đây là một nguyên nhân phổ biến vì cơ quan tiêu hóa của bé vẫn còn chưa được hoàn thiện.
  • Sự thay đổi nhiệt độ khiến không khí lạnh đi vào phổi của trẻ và tạo ra tiếng nấc.
  • Mẹ cho bé bú quá no và quá nhanh.
  • Trẻ có thể bị dị ứng với protein trong sữa mẹ hoặc sữa công thức, hoặc các thực phẩm mẹ đã nạp vào cơ thể, gây ảnh hưởng đến thực quản.

2. Cách trị nấc cho trẻ sơ sinh

Đa số các trường hợp trẻ sơ sinh bị nấc là hiện tượng bình thường, trẻ có thể tự hết. Tuy nhiên nếu bé nấc nhiều, kéo dài và mạnh khiến trẻ mệt thì mẹ có thể áp dụng các cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh như sau:

  • Cho bé bú sữa: đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé bú sữa từ từ, không nên cho bú thêm loại nước nào khác. Nếu trẻ đã ăn dặm, mẹ có thể từ từ cho bé uống các ngụm nước nhỏ. Đây là một mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh được nhiều người áp dụng thành công.
  • Bịt tai hoặc mũi của bé: mẹ có thể dùng tay bịt hai bên lỗ tai hoặc mũi của bé trong nửa phút rồi thả ra, lặp lại động tác này 10-15 lần. Việc này có thể làm cơ hoành bị căng cứng giúp ngừng cơn nấc.
  • Khóc: Khiến trẻ khóc cũng có thể làm ngừng cơn nấc vì khóc làm giãn thần kinh thực quản, giảm kích thích cơ hoành.
  • Vỗ lưng: Mẹ để bé nằm hoặc bế dựa vào người và dùng bàn tay vỗ nhẹ lên lưng trẻ. Cách này giúp bé ợ hơi ra ngoài và tránh trào ngược dạ dày, ngừng cơn nấc cụt.
  • Ăn đường: Các hạt đường vào hầu họng sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, giúp dừng cơn nấc. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên áp dụng khi cho trẻ từ 1-2 tuổi.
  • Thay đổi tư thế bú của bé khi bú bình để tránh việc bé nuốt nhiều không khí vào dạ dày.

3. Trẻ sơ sinh hay bị nấc thì có sao không?

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt đa phần là hiện tượng bình thường nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Thông thường, nấc cụt xảy ra với tần số từ 4-60 lần/phút ở trẻ dưới 4 tháng tuổi trẻ và sẽ giảm nhiều khi trẻ đến 12 tháng tuổi; vì lúc này đường tiêu hóa của bé đã phát triển hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ nấc cụt liên tục và kéo dài trên 48 giờ, có những dấu hiệu bất thường như nôn trớ, quấy khóc thì bố mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện để thăm khám và tư vấn kịp thời.

Nếu bé nấc cụt kéo dài, mẹ nên đưa bé đi thăm khám

Nếu bé nấc cụt kéo dài, mẹ nên đưa bé đi thăm khám

4. Mẹ không nên làm gì khi bé bị nấc cụt?

Bên cạnh việc chữa nấc cụt cho bé, bố mẹ cũng cần lưu ý một số việc cần tránh làm như:

  • Không nên làm bé giật mình để quên đi cơn nấc. Việc này không chỉ không hiệu quả, mà còn làm bé thấy khó chịu hơn.
  • Khiến bé nín thở là việc mẹ tuyệt đối không được áp dụng vì có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
  • Nhiều người nghĩ kéo lưỡi và ấn vào trán hoặc thóp trước của trẻ có thể giảm cơn nấc cụt. Tuy nhiên hành động này có thể khiến trẻ bị tổn thương.

Trẻ sơ sinh bị nấc là hiện tượng thường gặp và không có nhiều nguy hiểm, vì vậy, chỉ cần bố mẹ nắm được cách trị nấc thì trẻ sẽ nhanh ngừng cơn nấc và thoải mái vui chơi hơn.

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Hoạt động giúp trẻ 6 tháng tuổi phát triển toàn diện

Bố mẹ có thể làm gì để giúp trẻ tiếp tục phát triển toàn diện giai đoạn 6 tháng tuổi?

Trẻ mấy tháng biết lật và những điều cần lưu ý

Mẹ có thắc mắc vì sao trẻ thường bắt đầu lật từ nằm ngửa sang nằm sấp chứ không theo chiều ngược lại?

Hoạt động giúp trẻ 5 tháng tuổi phát triển toàn diện

Lên 5 tháng tuổi, con bạn gần như có thể tự ngồi một mình. Bạn nên dùng vài tấm đệm hoặc gối để chêm cho con. Có rất nhiều hoạt động vui nhộn để giúp trẻ tập ngồi trong giai đoạn này.

Cách cho trẻ bú không bị đầy hơi chướng bụng

Đầy hơi là hiện tường thường thấy ở trẻ trong những năm đầu đời. Cùng tham khảo lời khuyên từ chuyên gia.

Enfagrow AII Neuro Pro 4 (Enfa A2 số 4) cho trẻ từ 3 - 6 tuổi

Chọn Enfa AII Neuro Pro để bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh

(Enfa A2 số 4) cho trẻ từ 3 - 6 tuổi

Sản phẩm giúp bé khỏe bụng, sáng trí với đạm quý A2 giúp tiêu hóa tốt, hấp thu dinh dưỡng dễ dàng, đồng thời sản phẩm bổ sung DHA & MFGM giúp phát triển trí não.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!