Chia sẻ ngay

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị

Vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng thường gặp ở nhiều trẻ sơ sinh. Có 2 loại vàng da: vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Vậy nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh là gì, có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ không?

1. Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh xảy ra khi trẻ có bilirubin cao - một sắc tố vàng da cam được tạo ra trong quá trình phá hủy hồng cầu bình thường trong máu. Thông thường, bilirubin sẽ chuyển hóa tại gan để một lượng nhỏ tái hấp thu về máu và phần lớn sẽ được thải trừ, ra khỏi cơ thể qua phân và nước tiểu. Tuy nhiên, do gan của trẻ sơ sinh còn yếu nên việc thải bilirubin không được hiệu quả, khiến lượng bilirubin trong máu tăng cao và gây nên hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh. Đây là tình trạng vàng sơ sinh lý. Tình trạng này sẽ biến mất trong 2-3 tuần khi gan bé phát triển và giúp thải bilirubin ra ngoài cơ thể.

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh xảy ra khi trẻ có bilirubin cao

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh xảy ra khi trẻ có bilirubin cao

Nếu hiện tượng vàng da kéo dài hơn 3 tuần thì có thể đây là triệu chứng của vàng da bệnh lý. Khi bilirubin ở mức cao, bé có nguy cơ bị điếc, bại não hoặc các dạng tổn thương não.
Vậy nên, trẻ sơ sinh cần được kiểm tra dấu hiệu vàng da ít nhất 8 tiếng trước khi xuất viện và vài ngày sau khi xuất viện.

2. Nguyên nhân gây ra vàng da ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh trong các trường hợp dưới đây có nguy cơ cao bị vàng da sơ sinh:

  • Trẻ sinh non hoặc sinh trước 37 tuần tuổi
  • Trẻ không được bú đủ sữa
  • Nhóm máu của bé không tương thích với nhóm máu của mẹ.

Ngoài ra, một số nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh là:

  • Xuất huyết nội hoặc bầm tím khi sinh
  • Trẻ có bệnh lý về gan, mật
  • Thiếu hụt enzyme, nhiễm trùng
  • Hồng cầu có sự bất thường

3. Phân biệt triệu chứng vàng da bệnh lý và vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh

Phân biệt được các triệu chứng của vàng da sơ sinh bệnh lý và sinh lý sẽ giúp mẹ có những phương pháp xử lý, điều trị kịp thời cho bé.

Vàng da sinh lý
Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh là hiện tượng thường gặp, chiếm 45-60% trẻ đẻ đủ tháng và hơn 60% trẻ sinh non. Một số đặc điểm của vàng da sơ sinh là:

  • Xuất hiện vàng da sau 24 giờ và kéo dài dưới 10 ngày.
  • Mức độ vàng da nhẹ - trung bình và tăng chậm. Mức độ cao nhất là vào ngày thứ 3-4 đối với trẻ đủ tháng, ngày thứ 5-6 với trẻ sinh non rồi giảm dần.
  • Không có dấu hiệu bất thường nào, chỉ vàng da đơn thuần.

Vàng da sinh lý thường có mức độ vàng da nhẹ - trung bình

Vàng da sinh lý thường có mức độ vàng da nhẹ - trung bình

Vàng da bệnh lý
Vàng da bệnh lý có thể do ứ đọng bilirubin trực tiếp và gián tiếp trong cơ thể với những triệu chứng:

  • Vàng da xuất hiện sớm và kéo dài trên 1-2 tuần.
  • Da vàng vừa đến rõ, vàng toàn thân và tốc độ vàng tăng nhanh.
  • Vàng da đi kèm các dấu hiệu bất thường: nôn, bú kém, bụng chướng, ngưng thở, nhịp thở nhanh, hạ thân nhiệt, xanh tái, ban xuất huyết,... Ngoài ra, bé có thể ngủ lịm, gồng cứng người, co giật,...

4. Cách điều trị vàng da sơ sinh

Đối với bệnh vàng da sơ sinh sinh lý, mẹ có thể tự điều trị tại nhà bằng cách cho bé bú sữa mẹ thường xuyên để giúp trẻ đào thải bilirubin.
Đối với tình trạng vàng da bệnh lý, mẹ cần đưa bé đi khám để có phương pháp điều trị phù hợp. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh vàng da sơ sinh, bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị một cách thích hợp (dùng thuốc kháng sinh, phẫu thuật,...). Một số biện pháp điều trị vàng da khác có thể được áp dụng dựa theo mức độ nặng nhẹ của bệnh như:

  • Chiếu đèn: Đây là phương pháp dùng ánh sáng xanh để phá vỡ bilirubin trong cơ thể bé. Liệu pháp trị liệu này vô cùng đơn giản, an toàn khi chỉ cần đặt bé lên giường đặc biệt dưới ánh sáng xanh (lúc này bé sẽ được cởi bỏ quần áo, che kín mắt và bộ phận sinh dục), để ánh sáng xuyên qua da và chuyển hóa bilirubin trong máu.
  • Truyền máu/ thay máu: Trong trường hợp nặng hơn có triệu chứng thần kinh đi kèm hoặc khi điều trị liệu pháp chiếu đèn thất bại, bé cần truyền máu. Bé sẽ nhận được lượng máu nhỏ với các tế bào hồng cầu khỏe mạnh để thay thế máu bị hỏng. Điều này giúp tăng tế bào hồng cầu và giảm bilirubin.

5. Phòng ngừa vàng da sơ sinh như thế nào?

Cách phòng bệnh vàng da sơ sinh tốt nhất là cho bé bú sữa đầy đủ để giúp trẻ đào thải bilirubin nhanh hơn và đảm bảo trẻ không bị mất nước. Phòng trẻ cũng cần có đủ ánh sáng để theo dõi màu da của bé. Bên cạnh đó, trong thời gian mang thai, mẹ cần xét nghiệm kiểm tra nhóm máu để loại trừ (hoặc xác định) nguy cơ trẻ bị vàng da sơ sinh. Mẹ cần khám thai định kỳ, chăm sóc sức khỏe tốt để tránh sinh non, hay nhiễm trùng.

Chăm sóc và theo dõi bé ngay từ những ngày đầu tiên sau sinh để phát hiện bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. Nếu có các triệu chứng đi kèm, mẹ hãy đi khám cho bé ngay nhé!

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Hoạt động giúp trẻ 6 tháng tuổi phát triển toàn diện

Bố mẹ có thể làm gì để giúp trẻ tiếp tục phát triển toàn diện giai đoạn 6 tháng tuổi?

Trẻ mấy tháng biết lật và những điều cần lưu ý

Mẹ có thắc mắc vì sao trẻ thường bắt đầu lật từ nằm ngửa sang nằm sấp chứ không theo chiều ngược lại?

Hoạt động giúp trẻ 5 tháng tuổi phát triển toàn diện

Lên 5 tháng tuổi, con bạn gần như có thể tự ngồi một mình. Bạn nên dùng vài tấm đệm hoặc gối để chêm cho con. Có rất nhiều hoạt động vui nhộn để giúp trẻ tập ngồi trong giai đoạn này.

Cách cho trẻ bú không bị đầy hơi chướng bụng

Đầy hơi là hiện tường thường thấy ở trẻ trong những năm đầu đời. Cùng tham khảo lời khuyên từ chuyên gia.

Enfagrow AII Neuro Pro 4 (Enfa A2 số 4) cho trẻ từ 3 - 6 tuổi

Chọn Enfa AII Neuro Pro để bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh

(Enfa A2 số 4) cho trẻ từ 3 - 6 tuổi

Sản phẩm giúp bé khỏe bụng, sáng trí với đạm quý A2 giúp tiêu hóa tốt, hấp thu dinh dưỡng dễ dàng, đồng thời sản phẩm bổ sung DHA & MFGM giúp phát triển trí não.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!