Chia sẻ ngay

Hướng dẫn mẹ cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng cách

Cách tắm cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sơ sinh chưa rụng rốn yêu cầu bố mẹ phải thật cẩn thận tránh trẻ bị nước rơi vào tai, mắt hoặc nhiễm trùng rốn khi mới sinh.
Việc tắm cho trẻ sơ sinh thật ra không khó, chỉ cần bố mẹ nắm rõ một số thao tác cũng như cách xử lý tốt thì sẽ khiến việc tắm cho bé trở nên nhẹ nhàng hơn bao giờ hết.

Chuẩn bị trước khi tắm cho trẻ sơ sinh

Lưu ý tắm cho trẻ sơ sinh ở không gian kín gió để tránh trẻ bị cảm lạnh

Lưu ý tắm cho trẻ sơ sinh ở không gian kín gió để tránh trẻ bị cảm lạnh

Trước khi tắm cho trẻ sơ sinh, bố mẹ cần chuẩn bị một số vật dụng cụ thể như sau:

  • 2 thau tắm
  • 2 khăn xô nhỏ (loại mềm, mỏng)
  • Sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh
  • Dầu gội dành riêng cho trẻ sơ sinh
  • Nước ấm
  • Quần áo, tăm bông
  • Dầu tràm giúp giữ ấm cơ thể trẻ sau tắm
  • Bao tay, chân
  • Tã giấy
  • Nước muối sinh lý
  • Khăn lau người loại lớn
  • Phòng tắm kín gió, đủ ánh sáng, nhiệt độ duy trì khoảng 29 - 30 độ C. Tuyệt đối không bật điều hòa, quạt khi tắm cho bé.

Bên cạnh đó, bố mẹ cần lưu ý thêm một số đặc điểm, cụ thể hơn là:

Giờ tắm cho trẻ sơ sinh khi nào là tốt nhất?

Tùy vào giờ giấc sinh hoạt của trẻ mà bố mẹ có thể tắm cho bé vào bất cứ khoảng thời gian nào trong ngày miễn sao bé cảm thấy thoải mái nhất là được.
Tuy nhiên, bố mẹ được khuyến khích nên chọn tắm cho trẻ sơ sinh vào các khung giờ có ánh nắng mặt trời như từ 10 - 11 giờ hoặc 15 - 16 giờ. Và hạn chế tắm buổi tối cho trẻ.

Nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông, mùa hè bao nhiêu?

Nước tắm cho trẻ sơ sinh nên ở nhiệt độ khoảng 38 độ C. Bạn có thể áp dụng để kiểm tra xem nhiệt độ nước tắm cho trẻ đã được chưa bằng cách dùng cùi chỏ hoặc mặt trong của cổ tay để kiểm tra nhiệt độ.
Dù là mùa đông hay mùa hè thì bạn đều có thể áp dụng kiểm tra nhiệt độ nước bằng cách này. Ngoài ra, nên lưu ý đổ trước vào chậu khoảng 5cm nước ấm, sau đó tiếp tục đổ chậm nước ấm lên cơ thể bé để giữ ấm cho bé trong suốt quá trình tắm.

Có nên tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày không?

Câu trả lời là không cần tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày, mà chỉ khoảng 2-3 lần một tuần miễn sao bố mẹ đảm bảo vệ sinh tốt cho bé những khu vực trên cơ thể như: cổ, miệng, tay chân, và bộ phận sinh dục hàng ngày là được.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách

Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn

Với trường hợp bé sơ sinh chưa rụng rốn tại nhà mẹ cũng lưu ý chuẩn bị những vật dụng cần thiết như đã nêu trên. Trước khi tắm, bố mẹ lưu ý nên dành ra 5-7 phút để massage, việc này sẽ giúp làm nóng cơ thể giúp bé dễ chịu hơn và không bị hoảng sợ khi được mẹ thả vào trong nước.

  • Bước 1: Đặt trẻ lên một mặt phẳng để cởi hết quần áo, tã giấy sau đó bế một cách nhẹ nhàng để đặt bé đến vị trí thau tắm. Lưu ý về tư thế bế trẻ: ngồi xổm, đặt bé lên đùi. Tay trái dùng để đỡ gáy bé, tay phải để thực hiện các thao tác khác trong lúc tắm.
  • Bước 2: Nhúng khăn xô hoặc bông ý tế để lau mắt, mặt và tai cho bé trước. Sau đó, nhẹ nhàng dùng khăn để gội đầu cho bé và lưu ý không để nước rơi vào tai bé.
  • Bước 3: Vốc nước lên người bé một cách nhẹ nhàng và dùng bông tắm xoa bọt sữa tắm lên người bé. Lưu ý làm sạch kỹ những vùng da dễ bị hăm như cổ, nách, cổ tay, chân, bẹn,... Sau đó, nhẹ nhàng rưới nước sạch để rửa toàn bộ sữa tắm trên người trẻ. Đối với trẻ sơ sinh chưa rụng rốn, bố mẹ cần tránh để nước rơi vào, làm vùng rốn của trẻ bị ướt. Đồng thời, phần rốn của trẻ nên được chăm sóc, vệ sinh cẩn thận sau khi tắm.
  • Bước 4: Dùng khăn tắm lớn để choàng kín cơ thể bé. Di chuyển đến không gian kín gió và lau khô cơ thể cho bé.

Cách tắm cho bé sơ sinh đã rụng rốn bố mẹ cũng có thể tham khảo tương tự các bước trên.

Lưu ý sau khi tắm cho trẻ sơ sinh

Khi tắm nên lưu ý thao tác nhẹ nhàng tránh va chạm mạnh lên cơ thể bé

Khi tắm nên lưu ý thao tác nhẹ nhàng tránh va chạm mạnh lên cơ thể bé

  • Nhanh chóng lau khô người cho trẻ bằng khăn mềm và thoa kem chống hăm vào các vị trí trên cơ thể như: cổ, nách, ngực, bẹn, mông, khuỷu tay, chân,...
  • Mặc đồ cho trẻ ngay sau khi tắm sau để cơ thể trẻ không bị lạnh
  • Thoa tinh dầu tràm tại lòng bàn tay, bàn chân để giúp giữ ấm cơ thể trẻ
  • Với trẻ sơ sinh chưa rụng rốn bố mẹ cần sử dụng thêm cồn 70 độ để sát trùng và thay băng rốn cho trẻ.
  • Sử dụng nước muối để vệ sinh mắt, mũi của trẻ.
  • Dùng tăm bông để lau khô vành tai cho bé.
  • Mang bao tay, bao chân sau khi tắm để giữ ấm cơ thể cho trẻ.

Việc tắm cho trẻ sơ sinh không đơn giản chỉ là công việc vệ sinh cần thiết hàng ngày mà nó còn giúp gắn kết thêm tình cảm giữa cha mẹ và bé yêu. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên lưu ý để thực hiện thao tác một cách dễ dàng và hiệu quả để cho mỗi khi tắm là thời gian bé được thoải mái và thích thú nhất.

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Hoạt động giúp trẻ 6 tháng tuổi phát triển toàn diện

Bố mẹ có thể làm gì để giúp trẻ tiếp tục phát triển toàn diện giai đoạn 6 tháng tuổi?

Trẻ mấy tháng biết lật và những điều cần lưu ý

Mẹ có thắc mắc vì sao trẻ thường bắt đầu lật từ nằm ngửa sang nằm sấp chứ không theo chiều ngược lại?

Hoạt động giúp trẻ 5 tháng tuổi phát triển toàn diện

Lên 5 tháng tuổi, con bạn gần như có thể tự ngồi một mình. Bạn nên dùng vài tấm đệm hoặc gối để chêm cho con. Có rất nhiều hoạt động vui nhộn để giúp trẻ tập ngồi trong giai đoạn này.

Cách cho trẻ bú không bị đầy hơi chướng bụng

Đầy hơi là hiện tường thường thấy ở trẻ trong những năm đầu đời. Cùng tham khảo lời khuyên từ chuyên gia.

Enfagrow AII Neuro Pro 4 (Enfa A2 số 4) cho trẻ từ 3 - 6 tuổi

Chọn Enfa AII Neuro Pro để bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh

(Enfa A2 số 4) cho trẻ từ 3 - 6 tuổi

Sản phẩm giúp bé khỏe bụng, sáng trí với đạm quý A2 giúp tiêu hóa tốt, hấp thu dinh dưỡng dễ dàng, đồng thời sản phẩm bổ sung DHA & MFGM giúp phát triển trí não.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!